Blog

Ung thư du thực phẩm bẩn đang trở nên đang báo động

Ung thư do thực phẩm bẩn đang trở nên đáng báo động. gười tiêu dùng đặt vấn đề thực phẩm như là một sự thực cấp bách để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc sử dụng các thiết bị như Máy đo an toàn thực phẩm đang trở nên phổ biến trong các gia đình Việt vì tính năng sử dụng cũng như hiệu quả của nó.

Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư và chết do căn bệnh này đã lên tới con số khoảng 94.700/năm (Dữ liệu thống kê năm 2010). Trong số đó, Thực phẩm bẩn gây ra ung thư đạt 94.700 x 35%= 33.145 người. Con số này so với tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm (21 người) quả là đáng lưu ý.

TS, bác sĩ Nguyễn Khánh Hoà – Research Asociate (Phụ tá nghiên cứu), Đơn vị nghiên cứu Đái tháo đường, Khoa Y, Đại học Manitoba, Canada, đã có những chia sẻ về mối liên quan giữa thực phẩm bẩn và ung thư. Theo bác sĩ Hoà, thực phẩm bẩn, độc hại thực sự là mối nguy hại với sức khoẻ người Việt.

Bài chia sẻ của bác sĩ Hoà dựa vào những kinh nghiệm của anh trong thời gian anh làm giảng viên khoa Dược lý và độc học tại Trường Đại học Y Hà Nội. Anh Hoà cho biết thực sự mối nguy hiểm của thực phẩm độc hại với các bệnh ung thư hiện nay đáng báo động.

ham rẻ nghèo đau phải có tội

Thực phẩm bẩn – Kẻ thù chết chóc của tương lai (Máy đo soeks)

Thực phẩm không an toàn hay gọi bằng cái tên đúng với nỗi lo của người tiêu dùng là “Thực phẩm bẩn” – Là thực phẩm còn tồn dư hóa chất trong quá trình sản xuất, bảo hoản hoặc bị nhiễm vi khuẩn, vi sinh vật hay hóa chất trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chế biến. Những nguy cơ mất an toàn từ thực phẩm bẩn là khá rõ ràng vì nếu ở mức độ nghiêm trọng có thể gây ngộ độc hàng loạt như các vụ việc đã xảy ra ở các khu tập thể ăn uống ở khu công nghiệp, nhà máy. Nguy hại hơn về lâu dài thực phẩm bẩn có thể gây ung thư hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng..

Thực phẩm bẩn có thể gây ung thư không? Việc ngộ độc cấp tính so với ung thư cái nào nguy hiểm hơn?

TS Nguyễn Khánh Hoà: Trước hết chúng ta điểm mặt những tác nhân có mặt trong thực phẩm bẩn ở Việt Nam.

1. Vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn.

2. Hóa chất bảo vệ thực vật: Tồn dư kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chống mốc, chống mối, mọt.

3. Thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng.

4. Thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối.

Trong khi đó nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm gồm:

– Nhiễm vi khuẩn, virus, độc tố vi khuẩn, nấm mốc, nấm men, ký sinh trùng, nhiễm kim loại nặng

– Tồn dư quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, kháng sinh, thuốc bảo quản thực phẩm, phẩm màu, chất phóng xạ, động thực vật có độc.

Nước ta đã chú trọng hơn trong việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là ở các khu công nghiệp, tăng cường kiểm tra thực phẩm đầu vào, yêu cầu các đơn vị sử dụng các thiết bị chuyên dụng nhằm loại bỏ nguy cơ thực phẩm bẩn như Máy đo Nitrat Soeks. Việc thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, không ăn thức ăn ôi thiu chúng ta đã làm tương đối tốt và đã đạt được nhiều thành quả.

Theo ghi nhân của Cục An toàn thực phẩm thì ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2015, cả nước có đến 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.077 người mắc, 21 người tử vong.

Kiểm tra hóa chất ướp thịt thối thành tươi bằng Máy đo thực phẩm

Tuy nhiên so với tỷ lệ tử vong vì ung thư lại lớn hơn và nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Thực phẩm bẩn chứa độc tố gì có thể gây ung thư? 

Thực phẩm chứa các nguy cơ tồn dư hóa chất như phần trên đã viết. Tuy nhiên có  thể liệt kê lại như sau:

1. Độc tố của nấm: Aflatoxin–tác nhân gây ung thư thuộc nhóm 1 (Theo phân loại của IARC-WHO- Nhóm 1 là nhóm chắc chắn gây ung thư cho người.

2. Thuốc chống thối Formaldehyde- tác nhân gây ung thư thuộc nhóm 1

3. Thuốc nhuộm màu Auramine O- tác nhân gây ung thư thuộc nhóm 1

4. Thuốc trừ sâu, diệt cỏ malathion, diazinon và glyphosate “có nhiều” khả năng gây ung thư (Nhóm 2A). Hai loại còn lại, tetrachlorvinpho và parathion, được coi là “có thể” (Nhóm 2B).

5. Một số virus viêm gan B, C. Tác nhân gây ung thư nhóm 1.

6. Kháng sinh: Cloramphenicol- tác nhân gây ung thư nhóm 2A (Có khả năng gây ung thư cho người).

Và Tiến sĩ Nguyễn Khánh Hoà cũng khẳng định: Một trong những nguy cơ gây ra tăng tỷ lệ người mắc bệnh ung thư và chết vì ung thư thì thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao chiếm đến 40%. Và nguy cơ này càng ngày càng gia tăng. Hàng loạt các vụ bắt giữ buôn bán vận chuyển thực phẩm bẩn cũng như hóa chất phụ gia nằm trong danh mục cấm… càng nói lên nguy cơ thực phẩm bẩn đang trở nên khó kiểm soát hơn bao giờ hết.

Giáo sư Nguyễn Bá Đức là  một chuyên gia hàng đầu về ung thư của Việt Nam cũng đánh giá: hàng năm Việt Nam có khoảng 126.000 ca mới mắc và 35% số đó có nguyên nhân do ăn phải thực phẩm bẩn chứa chất gây ung thư. Số người chết do ung thư ở Việt Nam khoảng 94.700/năm theo số liệu năm 2010. Như vậy số người chết do ung thư gây ra bởi thực phẩm bẩn là 94.700 x 35%= 33.145 người. So với con số tử vong do ngộ độc quả thực là khủng khiếp.

Với những con số trên chúng ta có thể thấy rõ hơn nguy cơ thực phẩm bẩn gây ngộ độc và ung thư, vì vậy việc cảnh báo nguy cơ gây ung thư của thực phẩm bẩn một cánh rộng rãi và phổ biến cho người dân là việc hoàn toàn cần thiết phải làm và là ưu tiên số một. Người tiêu dùng nên có kiến thức trong tiêu dùng, hạn chế ăn thực phẩm đường phố, chế biến sẵn và chọn mua hàng ở những cửa hàng uy tín.

Sưu tầm