Tủ cơm công nghiệp hay còn gọi là tủ cơm, tủ nấu cơm là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống bếp công nghiệp. Chắc hẳn có rất nhiều khách hàng đã từng sử dụng nhưng chắc chắn rằng họ chưa hiểu rõ về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của tủ cơm.
Tủ nấu cơm bao gồm các bộ phận sau
– Thân tủ: Có bản ôm cách nhiệt rất an toàn
– Hệ thống nồi hơi trong tủ: Phân phối hơi đều trong không gian tủ.
– Hệ thống điều khiển tự động, bảng hiển thị nhiệt độ.
– Giá đỡ khay, khay chứa: Linh hoạt trong quá trình nấu của tủ.
– Khung tủ: Khung tủ kết cấu vững chắc.
– Đế tủ: Đế tủ cao để cách ly tốt phần thân tủ với mặt đất.
– Các bộ phận khác: Phần xả đọng giúp thoát hơi dư thừa, làm cơm chín đều.
- Sử dụng công nghệ bọt chịu nhiệt polyurethane, giữ nhiệt, cách nhiệt, tiết kiệm điện năng, hiệu quả cao, bảo vệ môi trường.
- Hình thức đẹp mắt, thao tác đơn giản.
- Thiết kế mới với cửa dán keo silicon chịu nhiệt cao, đóng khít, chắc chắn.
- Bộ phận làm nóng được sản xuất bởi nhà sản xuất nổi tiếng, an toàn tiết kiệm điện năng.
- Sử dụng chất liệu chất lượng cao cho hình thức bên ngoài đẹp, trơn láng.
- Thiết kế độc đáo với ổ khóa cửa đơn giản, thông minh, hiệu quả cao, dễ sử dụng.
- Chức năng quả cầu nổi tự động cấp nước. Tự ngừng cấp khi đầy nước, chống bị khô nước.
- Van thoát hơi nước an toàn trong quá trình sử dụng.
- Chức năng xung áp 1 lần giúp vệ sinh sạch sẽ đĩa và khay thực phẩm để sử dụng lâu dài.
Nguyên tắc hoạt động tủ nấu cơm công nghiệp
- Dây điện trở gồm 3 hoặc 6 cây điện trở đốt nóng nước , làm hơi nước bốc hơi lên , hơi nước bốc lên từ khay này qua khay khác sau một thời gian đạt đủ nhiệt độ hơi nước sẽ thoát ra qua van áp suất .Hệ thống cấp nước làm cho chúng ta không cần phải lo lắng khi hết nước.
- Thời gian chin gạo với điện áp 380V từ 45-60 phút. Còn dòng điện 220V thì thời gian lâu hơn từ 60- 90 phút.
Một số nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng tủ cơm
- Trước khi bắt tay vào nấu cơm ta tiến hành lau chùi sạch sẽ tủ nấu cơm và các khay chứa gạo.
- Gạo sau khi được đãi sạch sẽ cho vào khay (cho đủ lượng gạo cần nấu, tùy theo công suất và định lượng của tủ).
- Đẩy các khay vào trong tủ theo rãnh trên giá tủ.
- Sau đó đóng cửa tủ lại bằng chốt cài.
- Kiểm tra xem tủ cơm đã được khóa chưa và đường cấp nước đã được mở chưa.
- Bật nguồn điện cho tủ và đợi đến khi cơm chín.
- Lưu ý trước khi lấy cơm ra khỏi tủ, phải tắt nguồn điện, không đứng về phía cửa mở tủ tránh hơi trong tủ nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên làm việc trực tiếp với tủ.
- Sau khi sử dụng xong tủ nấu cơm, vệ sinh lại tủ, lau chùi sạch sẽ tủ để sử dụng tốt cho lần nấu tiếp theo.
- Một khay trung bình chúng ta nấu khoảng 3,5 kg gạo thì cơm sẽ ngon hơn
- Khi sử dụng khay bạn nên sử dụng khay inox dày . Đừng sử dụng inox mỏng sẽ làm khay nhanh hỏng
- Khi gạo chín bạn có ý định mở tủ nấu cơm ra thì chúng ta nên đứng cách xa từ cơm khoảng 60 cm hông thì hơi nước đang đạt nhiệt độ cao sẽ phả hơi nóng cho người sử dụng.
Tủ nấu cơm thường có các loại sau:
Tủ nấu cơm 6,8,10,12,20,24 khay tương ứng với số gạo nấu là 20 kg,30 kg,50 kg,80 kg,100 kg.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp cụ thể về dòng sản phẩm này. lắp đặt điện năng lượng mặt trời cho hộ gia đình