Lá móc mật là một nguyên liệu không thể thiếu khi quay vịt, quay heo ... Ngoài ra lá móc mật còn là một cây thuốc chữa một số bệnh với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Cây Móc mật thuộc họ Cam (Rutaceae) tên khoa học là Clausena Indica. Cây mọc tự nhiên ở một số cánh rừng ở nước ta. Từ ” Mắc Mật ” là tiếng Tày-Nùng và có thể dịch thành “Quả Ngọt”. Quả và lá non Cây Mắc Mật dùng làm gia vị, lá và rễ được dùng trong đông y, ngoài ra lá cây cũng được dùng để cất tinh dầu.
Hương vị của Lá Móc Mật là gia vị không thể thiếu được trong chế biến các món ăn heo quay, vịt quay, thịt kho Tàu, chân giò hầm… quả tươi làm hương vị độc đáo của món măng ớt.
Những năm gần đây, các sản phẩm của Cây Móc Mật như lá, quả, vỏ, thân, rễ cây được sử dụng nhiều trong chế biến hương vị cao cấp trong kỹ nghệ thực phẩm, dược liệu, trong hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa và hô hấp.
Cây móc mật được gọi là cây gì?
Móc mật còn được gọi là cây hồng bì núi, củ khỉ hay dương tùng là loài thực vật có hoa thuộc họ Cửu lý hương. Từ "móc mật" trong tiếng Tày - Nùng có nghĩa là “quả ngọt”. Đây là loài cây thân gỗ nhỏ, thường mọc trên núi đá vôi. Quả và lá cây mắc mật là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, rễ cây được dùng làm thuốc trong Đông Y. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng phối hợp với Viện Dược liệu (Bộ Y tế) thực hiện nghiên cứu cho thấy mắc mật có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người
Tại Việt Nam, cây mọc từ Bắc vào Nam. Cây phân bố ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình. Trong đó Lạng Sơn là tỉnh trồng nhiều nhất khoảng 350 ha, rải rác ở Lâm Đồng một số nông dân của các huyện như Lâm Hà, Đức Trọng đã trồng và cho thu hoạch lá, quả…
Lợi ích của lá móc mật đối với sức khỏe
Quả móc mật có vị hơi chua ngọt có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn. Loại quả này rất giàu hàm lượng vitamin C. Lá móc mật có tinh dầu thơm nên được dùng trong các món vịt quay, lợn quay, kho cá... Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi rất cao. Ngoài ra, lá mắc mật có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan, có thể sản xuất thành sản phẩm chức năng. Tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, giảm đau, là nguyên liệu để làm thuốc. Lá và rễ cây mắc mật được dùng làm nguyên liệu trong đông y.
Lá móc mật có tác dụng tới các món ăn nào
Thịt heo nướng lá móc mật: Thịt heo rửa sạch, để ráo nước, ướp với lá móc mật giã nhỏ, nước mắm, muối, húng lìu. Để khoảng 1 giờ cho thấm gia vị, rồi nướng trên than hồng.
Thịt lợn nướng là móc mật
- Dạ dày heo chiên lá móc mật: Bao tử heo làm sạch. Lá móc mật ướp gia vị gồm muối, bột ngọt, nước mắm. Nhồi lá móc mật vào bao tử heo rồi khâu lại. Hấp bao tử khoảng 20 phút cho chín, sau đó chiên vàng trên chảo dầu. Khi ăn cắt ra, chấm nước mắm gừng và lá mắc mật non.
Dạ dày nhôi chiên lá móc mật
- Cá chép nướng lá móc mật: Cá chép moi nội tạng, lóc bỏ xương giữa. Ướp với ngò gai, rau thơm, tỏi, bột ớt, bột ngọt, muối. Lá móc mật rửa sạch, nhồi vào trong mình cá, dùng vỉ kẹp chặt giữ cho lá mắc mật không bị rơi ra ngoài. Nướng cá trên than hồng. Ăn nóng với muối tiêu chanh.
- Vịt quay lá móc mật: Cũng từ nguyên liệu chính là vịt, các bạn có thể đổi món với vịt quay đậm đà hương vị, thơm ngon, hấp dẫn vô cùng. Các bạn có thể làm theo công thức chế biến món vịt quay Bắc Kinh, nhưng cũng có thể đơn giản hơn với vịt quay lá móc mật, đều rất tuyệt vời.
Lò quay vịt quay YT850
Khéo léo hơn bạn có thể kết hợp công thức chế biến món vịt quay Bắc Kinh với vịt quay móc mật để ra món vịt quay đặc biệt với hương vị không hề thua kém bất cứ cửa hàng nổi tiếng nào nhé! Cách này đơn giản để chúng ta dung hòa một công thức phức tạp với nhiều nguyên liệu khó kiếm với một công thức đơn giản, rất phù hợp cho các bà nội trợ không cần phải ra cửa hàng mua mà có thể tự làm món vịt quay tại nhà được.