Món ngon

Làm sao để chế biến thịt dê không bị hôi

Thịt dê núi từ lâu đã trở thành đặc sản của đất Ninh Bình, thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu không nắm được cách chế biến thịt dê không hôi bạn sẽ khiến món ăn mất ngon đấy!

GÍA TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT DÊ

– Thịt dê rất có lợi cho tim. Thịt chứa ít các chất béo bão hòa, cholesterol và có chứa nhiều chất béo không bão hòa, rất tốt trong việc làm giảm các bệnh tim mạch và các vấn đề khác liên quan đến tim.
– Đối với phụ nữ mang thai, ăn thịt dê sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu ở cả mẹ và em bé. Thịt dê làm tăng mức độ hemoglobin cho mẹ và do đó cải thiện việc cung cấp máu cho thai nhi, và đặc biệt cũng rất tốt khi bổ sung thực phẩm cho mẹ sau khi sinh.

– Một trong những lợi ích sức khỏe tốt nhất của thịt dê là cải thiện chức năng não, đồng thời tăng cường trí nhớ.
– Thịt dê ít mỡ, nhiều nạc, có tính nhiệt nhưng lại ít cholesterol, có tác dụng bổ khí huyết, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

– Ngoài ra, thịt dê còn có công dụng giải độc, chữa nhức mỏi, đau lưng, chóng mặt… Bởi hầu hết bộ phận của con dê đều có thể dùng làm thuốc và thịt chứa nhiều dưỡng chất nên nó được xem là loại thực phẩm hảo hạng và rất được yêu thích.

– Thịt dê được chế biến thành nhiều món ngon như: Dê xào lăn, lẩu dê, dê nhúng mẻ, dê hầm ngũ vị, dê hấp, dê nướng, dê ủ trấu…

chế biến thịt dê không bị hôi

Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi của thịt dê

Mùi hôi của thịt dê xuất phát từ tuyến mùi nằm ẩn trên đầu, phía sau cặp sừng của con dê. Với loài dê, mùi hương này có chức năng quyến rũ bạn tình, đồng thời là lời khiêu chiến với tình địch.

Để tuyến mùi không lan tỏa xuống các mạch máu, trong quá trình chế biến dê, người đồ tể dùng dao thật bém cắt tiết và chỉ cắt đúng một nhát dao, sao cho nhát dao đó phải cắt đứt gân cổ và đúng chính giữa cổ dê. Sau khi hoàn thành, người đồ tể còn phải nhanh tay tìm một số mạch máu để loại bỏ ngay.

Thế nhưng không phải người đồ tể nào cũng tuân thủ được quá trình trên. Vì thế, nếu không phải là một đồ tể thật sự để loại bỏ mùi hôi của dê thì bạn cần nắm được một số mẹo sau từ quá trình sơ chế đến chế biến thịt dê để món ăn thêm hấp dẫn hơn.

Cách chế biến thịt dê không hôi

– Cách phổ biến nhất để loại mùi hôi của dê được nhiều chị em nội trợ áp dụng chính là bạn nên ngâm thịt dê trong nước chè (trà) đặc. Sau đó, cho thịt dê cùng nước chè vào xào khô, đến khi nước cạn bạn cho tiếp nước chè đặc vào. Thực hiện 2 – 3 lần như thế, mùi hôi của dê sẽ biến mát và miếng thịt cũng giòn ngon hơn.

– Ngoài ra, khi nấu thịt dê, bạn có thể cho vào nồi một gói bao gồm sa nhân, đinh hương, sơn trà, tía tô đập dập và thái nhỏ rồi cho vào miếng vải túm chặt đầu.

– Hoặc khi xào dê, bạn cho tỏi khô vào xào chung với tỷ lệ 500g thịt dê : 25g tỏi. Xào được ít phút, bạn đun nhỏ lửa, như vậy mùi hôi của dê cũng sẽ biến mất.

chế biến thịt dê không mùi hôi

Một số cách cũng rất được ưa chuộng khi chế biến dê đó là:

– Dùng nước nóng rửa sạch thịt rồi cắt thành những miếng to, Tiếp theo, cho hương liệu gồm quế, hồi hương, hồ tiêu vào cùng với nước rồi luộc cho nước sôi lên thì vớt ra, rửa lại với nước sạch là được.

– Khi xào nấu dê, bạn cho vào chảo 2 – 3 vỏ hạt đào hoặc sơn trà, củ cà rốt chọc vài lỗ thủng nấu cùng sẽ giúp thịt dê nhanh chín và không còn hôi nữa. Nếu không có những nguyên liệu trên bạn có thể dùng ½ muỗng bột cà ri để khử mùi đều được.

– Có tác dụng như khử mùi của cá, rượu và giấm cũng là nguyên liệu cần thiết để khử mùi thịt dê. Bạn cho miếng thịt dê đã cắt vào nồi nước sôi, cho thêm ít bã rượu theo tỷ lệ 500g thịt dê: 500g nước : 25g bã rượu. Nếu không có rượu bạn có thể thay thế bằng giấm theo tỷ lệ 1kg thịt dê: 50g giấm.

– Cách đơn giản nhất để loại bỏ mùi hôi của dê chính là khi rửa bạn nên bóp thịt dê với một ít rượu hoặc bia trắng có trộn với gừng băm rồi xả lại với nước sạch.  Cho thêm vỏ quýt hoặc chanh cũng là cách hiệu nghiệm đấy!

20 món thịt dê ngon nức tiếng ở Ninh Bình

 

Thịt dê núi từ lâu đã trở thành đặc sản của đất Ninh Bình, được người địa phương chế biến thành hàng chục món ăn mà nghe qua đã thèm như dê tái chanh, xào lăn, nhúng mẻ, hấp, hầm, nướng ngũ vị, nấu cà ri…

1. Dê ủ trấu

Dê núi sau khi cắt tiết được cạo lông sạch sẽ, nhồi lá sả vào bụng. Phủ trấu lên toàn thân dê và đốt rơm để mồi lửa. Nhờ hơi nóng của trấu, thịt dê sẽ chín om, da vàng rộm, tạo ra món tái đúng nghĩa. Dê ủ trấu thành phẩm không chín hoàn toàn, không mất nước, khi thái thịt xoăn thành từng lọn nhỏ ăn mềm, ngọt.

2.  Chân dê hầm thuốc bắc

Chân dê cạo sạch, đem trần qua nước nóng rồi chặt miếng vừa ăn. Khi ninh cho gói đồ tiềm, hành tím và gia vị vào đun nhỏ lửa. Khi nước săm sắp mặt thịt là có thể đem ra dùng nóng. Nước hầm chấm rau và ăn kèm với bún rất hợp với tiết lạnh hoặc những ngày mưa.

3. Dê hấp

thịt dê hấp

 

4.  Nầm dê nướng

Vú dê mua về xắt mỏng, rửa sạch, để ráo, ướp cùng chao, tiêu xay, dầu hào, tương ớt, sả băm, tỏi, bột ngũ vị hương… cho ngấm mới đem đi nướng. Món ăn được phái mạnh ưa dùng trong những buổi lai rai tiệc rượu cùng bạn bè.

5.  Dê nướng mọi

Thịt dê làm sạch, để ráo nước, thái miếng nhỏ vừa ăn. Trộn mè và thêm chút dầu ăn vào rồi đem nướng chín tới. Khi ăn lấy sa tế trộn chung với chao, ăn kèm tía tô, húng, quế… để cảm nhận hương vị mềm ngọt và thơm ngào ngạt của món ăn.

6.  Dê hầm ngũ vị

Dê xắt miếng vuông 3cm ướp cùng ngũ vị hương cho ngấm. Sau đó xào trên bếp cho thịt săn lại, đổ nước ninh nhừ cùng ít rượu trắng, khoai tây và cà rốt cho đến khi nước trong nồi còn sóng sánh là ăn được. Món ăn rất hợp với bánh mỳ, cơm nóng.

7.  Dê nướng ngũ vị

thịt dê ngũ vị

 

8.  Canh sơn dược thịt dê

Là bài thuốc bổ dưỡng dành cho các mẹ bầu, người mới ốm dậy. Món canh được nấu từ thịt dê nạc, sơn dược, cà rốt cùng các vị thuốc bắc như đương quy, câu kỳ tử, xuyên khung, hoàng kỳ, gừng, táo đỏ, rượu…

9. Dê xào lăn

Đun sôi một nồi nước nhỏ có pha dấm, cho thịt dê đã thái lát mỏng vào chần qua. Vớt thịt dê ra, rửa sạch lại, để cho ráo nước rồi ướp với nước cốt dứa, bột cà ri, bột canh, hạt nêm và một ít tỏi, gừng, sả. Xào cùng hành tây, tía tô, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc ra đĩa, rắc hành phi và lạc rang lên trên rồi ăn nóng.

10. Dê xào sa tế

Thịt dê được ướp cùng sa tế, dầu hào, giấm, đường, sả, ớt, bột năng… Ướp khoảng 20 phút. Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi, cho thịt vào xào nhanh trên lửa to. Nếu thích có thể xào cùng với hành tây, ớt ngọt. Món ăn dùng trong ngày lạnh rất tốn cơm.

11. Dê xào thập cẩm

Thịt dê, cần tây, củ cải đỏ, mộc nhĩ, giá đậu, hành, tỏi… tất cả nguyên liệu thái nhỏ dưới dạng hạt lựu, trộn thêm với bột năng, rượu trắng vừa đủ. Món ăn được xào trong lửa to, chín tới để thịt mềm, ngọt và các loại rau củ được giòn và đẹp mắt.

12. Dê xào sả ớt

Thịt dê chọn phần đùi trước hoặc đùi sau, thái miếng đẹp mắt và ướp cùng tỏi, sả, ớt, sau đó xào nhanh tay trong lửa to. Khi thịt còn tái thì cho ớt chuông vào xào cùng, ớt vừa chín tới là tắt bếp, lấy ra đĩa rắc thêm chút vừng rang và dùng nóng.

thịt dê sào xả ớt

 

13. Dê né

Thịt dê thái hình quân cờ, to, không cần tẩm ướp gia vị. Miếng thịt sau khi chiên ngập trong dầu ăn sẽ giòn tan bên ngoài, tái hồng bên trong, kẹp cùng hương nhu, đinh lăng, húng, xả, chấm chao hoặc tương rất ngon.

14. Dê tái chanh

Nguyên liệu chủ yếu cho món dê này là thịt dê tươi, có phần nạc dày và phần da, dê xắt lát mỏng, nhúng qua nước sôi cho tái và bóp cùng nước cốt chanh, gừng, tỏi, ớt, tiêu, lá chanh thái sợi… khi ăn kẹp chuối xanh, sả, sung quả và chấm với tương bần rất hợp vị.

15. Cháo thịt dê

Thịt dê rửa sạch, để ráo, cắt mỏng, ướp muối, tiêu, mắm ngon, hành, gừng, phi thơm hành, xào chín tới. Gạo vo sạch, cho vào nồi đất ninh nhừ, gần được cho dê xào vào ninh cùng để thịt dê tiết ra vị ngọt. Khi ăn múc cháo ra tô, rắc thêm hành, rau thơm lên trên, ăn nóng. Món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.

16. Cháo gan dê

Gạo tẻ ninh nhừ cho gan dê xào mỡ hành vào ninh, khi cháo nhừ bắc ra ăn nóng cùng hành hoa. Món ăn có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh yếu sinh lý do đái tháo đường.

17. Tiết canh dê

thịt dê tiết canh dê

18. Lẩu dê

Mùa lạnh, ngồi quây quần bên nồi lẩu dê cay cay, thơm mùi sả, hành và nước dùng đậm đà thì không gì bằng. Với món lẩu dê này, bạn có thể ăn kèm đậu phụ, các loại rau, váng đậu rán giòn… và nhâm nhi chén rượu Kim Sơn cay nồng.

19. Cà ri dê

Cà ri dê thơm lừng là món ăn hấp dẫn bất kỳ ai trong tiết trời lạnh giá. Không chỉ thơm mùi cà ri, món ăn còn chinh phục bạn bởi khoai và thịt mềm nhừ, thơm mùi cốt dừa và đậm đà vị dê.

20. Dê nhúng mẻ

Đầu tiên cho dầu ăn vào chảo nóng phi thơm hành tím, sả, cà chua, cho mẻ vào đun sôi, nêm gia vị vừa ăn. Khi ăn cho từng ít thịt dê vào nhúng tái, vớt ra đĩa, ăn tới đâu nhúng tới đó. Dê sau khi nhúng mẻ được ăn kèm với bún tươi, cuốn bánh tráng, khế, chuối xanh, dưa leo, rau sống và chấm mắm nêm rất đậm vị.